当前位置:首页 > Nhận định > Soi kèo góc Fiorentina vs Como, 18h30 ngày 16/2 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Bình Dương vs Hà Tĩnh, 18h00 ngày 16/2: Tiếp tục bất bại
Anh lấy dẫn chứng: "Chúng ta đang tập trung nói về vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong câu chuyện Vua nước ta cũng… keo kiệt và tiết kiệm, có nhiều chi tiết cho thấy các vị vua thời xưa cũng nêu cao tấm gương tiết kiệm. Chẳng hạn như vua Minh Mạng thời Nguyễn từng nói với Tổng trấn Bắc thành Lê Chất rằng: 'Nơi Tôn Miếu làm đẹp thì nên, còn nơi vua ở nên mộc mạc để tỏ đức tiết kiệm, đừng văn vẻ làm gì!'. Hay từ thời Trần, vua Trần Minh Tông đã dạy các hoàng tử: 'Con nào mà dốc sức mưu tính sản nghiệp, keo sản làm giàu không phải con ta'".
Những câu chuyện lịch sử thú vị như vậy được tác giả tập hợp lại thành cuốn sách 240 trang có tựa đềVua chúa Việt và những điều chưa biết(NXB Tổng hợp TPHCM - ra mắt tháng 9/2024).
Sách chia thành 3 phần chính: Việc quốc gia đại sự; Đời sống riêng của vua chúa vàMuôn chuyện ngoài cung đình. Các câu chuyện chủ yếu được ghi chép xung quanh hoạt động của các vị vua, chúa (thời Lê trung hưng, từ vua Lê, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đến chúa Nguyễn ở Đàng Trong), nhưng đều cho thấy nhiều mặt của cuộc sống người dân và đất nước qua từng triều đại.
Trong Vua chi tiêu thế nào, tác giả sưu tầm những câu chuyện chính sử kể về những vị vua chúa quan tâm đến thu chi ngân sách quốc gia. Như đời vua Lê Duy Phường thời Lê mạt, năm 1730, chúa Trịnh Cương “muốn biết rõ số tiền thuế má trong nước thu vào chi ra đủ hay thiếu đã cho các quan Phủ liêu kiểm tra sổ sách và chi tiêu thực tế”.
Sang đời vua Tự Đức, năm Tự Đức thứ 4 (1851), nhà vua nói với quần thần rằng: “Gần đây của dùng có phần thiếu thốn, tất phải tính số thu vào để làm số chi ra, mới có thể tiếp tế được”. Sau đó, vua sai bộ Hộ xét số chi tiêu trong đời vua Thiệu Trị cùng các năm Tự Đức thứ 1, 2, 3, dâng lên để vua xem.
Ngoài ra, trong Vua chúa Việt và những điều chưa biếtcòn có nhiều thông tin mà độc giả ít đọc sách lịch sử sẽ cảm thấy bất ngờ như đời sống riêng tư của các vị vua chúa, hay tìm hiểu "dung nhan" của vua chúa Việt: Vua nào được sử sách mô tả là "mặt rồng", "dáng rồng", vua nào được sứ thần nước ngoài khen là... đẹp trai? Trong yến tiệc, món vua hay đãi sứ thần Trung Quốc?
Những chuyện bên lề cũng khá hấp dẫn như câu chuyện khi đi đánh trận, vua Trần Nhân Tông ăn cơm hẩm, còn vua Gia Long sáng tạo ra món thực phẩm “dã chiến” làm từ mắm tôm và 7 loại gia vị gồm hồ tiêu, ớt, hồi hương, quế chi, tỏi, gừng, mơ đen (ô mai) tán nhỏ hòa với nhau.
Bên cạnh đó, là các câu chuyện về đạo trị nước như: thời trẻ, vua phải học hành thế nào, đọc những sách gì và những vị vua nào đã viết sách; Làm thầy cho vua phải tuân thủ các nguyên tắc gì; Những vị thầy nào được vua kính trọng; Vua có hay nói đùa không?...
Có những câu chuyện nhiều người thắc mắc mà không biết tìm đâu ra câu trả lời như cách xưng hô của vua nước Việt khác gì vua Trung Quốc? Hành cung của vua nước Việt có “nguy nga, lộng lẫy” hay không? Vua nước Việt đi nghỉ mát thế nào hay các vua rèn luyện thân thể ra sao… cũng có trong cuốn sách này.
Vun bồi tình yêu lịch sử từ tủ sách của ông ngoại, một bác sĩ thế hệ đầu tiên sau ngày miền Bắc giải phóng, Lê Tiên Long bị cuốn hút bởi những câu chuyện của các vua chúa Việt Nam từ lúc còn là học sinh. Khi trưởng thành, dọc đường tác nghiệp, anh thường xuyên nghiên cứu sâu mảng đề tài này và viết bài cho các báo chuyên về lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Vua chúa Việt và những điều chưa biếtlà cuốn sách đầu tiên của Lê Tiên Long, đã đem đến cho độc giả những chuyện "thâm cung bí sử" ở chốn hoàng cung chưa được nhiều tài liệu đề cập tới. Tác giả hy vọng, cuốn sách sẽ là một món ăn tinh thần nuôi dưỡng niềm yêu thích lịch sử và niềm tự hào dân tộc cho độc giả, nhất là với giới trẻ.
Ảnh: NVCC
Từ những kiến thức khoa học đọc được do các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục học, thần kinh học như Montessori, Glenn Doman, Shichida... đúc kết, bà Thoa khẳng định, việc nuôi dạy trẻ nên bắt đầu càng sớm càng tốt, ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Thời kỳ dưới 6 tuổi là thời điểm vàng để con phát triển não bộ và hình thành tư duy. Nếu cha mẹ bỏ qua thời điểm này là lỡ mất cơ hội quý giá nhất để nuôi dạy con.
Với gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành sách và phát triển văn hóa đọc cộng đồng, bà Kim Thoa cho biết bán cầu não phải chứa đựng các năng lực siêu nhiên, vượt trội của con người. Nếu được kích hoạt đúng thời điểm, nó sẽ giúp trẻ phát huy các năng lực thuộc về thiên tài. Sau giai đoạn này, bán cầu não phải gần như đóng lại, nhường chỗ cho hoạt động của bán cầu não trái.
Sự khác biệt giữa não bộ của một người bình thường với một thiên tài nằm ở cách tác động, kích thích bằng ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh… từ bên ngoài vào bên trong thông qua 5 giác quan. Trong 5 giác quan đó, hoạt động đọc có liên quan trực tiếp tới 3 giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác). Vì thế, theo bà Kim Thoa, việc cho trẻ đọc sách từ nhỏ là điều rất nên làm.
Một ví dụ điển hình về thói quen đọc sách mà bà Kim Thoa nhận thấy là người Do Thái. Dân tộc này chỉ chiếm 0,2% dân số thế giới nhưng lại sở hữu hơn 20% giải Nobel. Người Do Thái còn có ba nghi lễ đặc biệt liên quan đến sách: lễ hôn sách, lễ chôn sách và lễ trưởng thành khi trẻ 3 tuổi. Trong những ngày lễ đặc biệt đó, đều có sự xuất hiện của sách.
Từ ví dụ này, bà Kim Thoa cho rằng dạy trẻ đọc sách không chỉ giúp học ngôn ngữ và âm thanh mà còn kích thích các năng lực vượt trội trong bán cầu não phải. Đây là hoạt động cần thiết để phát triển trí tuệ và tạo nền tảng cho tư duy cho trẻ trong tương lai.
Theo bà Thoa, cha mẹ nên chủ động hình thành thói quen đọc sách cho trẻ từ giai đoạn ấu thơ. Điều này giúp trẻ phát triển niềm khao khát khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh khi lớn lên. Thói quen này được hình thành từ việc lặp đi lặp lại hành động từ nhỏ.
Dầu ép lạnh là tên gọi của các loại dầu hạt được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh hiện đại nhằm giữ được trọn vẹn hương vị và giá trị dinh dưỡng của hạt. Phương pháp này không sử dụng nhiệt để làm chín các loại hạt trước khi ép, đồng thời luôn kiểm soát lượng nhiệt sinh ra khi ép hạt. Chính nhờ điều đó, các thành phần dinh dưỡng của hạt không bị biến đổi chất, thay đổi cấu trúc hoá học, dầu cũng không có mùi khét, trong suốt và an toàn cho sức khỏe.
Các loại hạt được sản xuất với phương pháp ép lạnh thường có tỉ lệ dầu trong hạt cao và giàu dinh dưỡng như hạt óc chó, hạt macca, hạt bơ, hạt chia … Những loại dầu hạt ép lạnh này giàu chất béo không bão hoà đa, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất… Những dưỡng chất này rất quan trọng với những người theo đuổi chế độ ăn lành mạnh vì vừa giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu, hỗ trợ tim mạch, chống lão hoá, tăng cường đề kháng cho sức khỏe lành mạnh.
Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng khác của dầu ép lạnh là không sử dụng để chiên xào do nhiệt độ cao sẽ phá huỷ, làm biến đổi thành phần dinh dưỡng, mùi vị dầu. Điều này rất phù hợp với các thực đơn hạn chế đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
Các món ăn sử dụng dầu ép lạnh trong chế độ ăn hàng ngày
Theo dõi các kênh chuyên chia sẻ về chế độ ăn lành mạnh hoặc ăn theo chế độ “eat clean”, chắc chắn các bà nội trợ hoặc người đang theo đuổi lối sống tích cực sẽ có rất nhiều gợi ý cho việc lên thực đơn. Có thể kể đến một số món ăn sử dụng dầu ép lạnh mang lại tăng cường đáng kể cả về hương vị và dinh dưỡng:
Các món salad, trộn: Những món ăn này không thể thiếu trong thực đơn sống “xanh”. Món ăn tươi mát này sẽ thêm giàu dinh dưỡng chỉ với 1-2 thìa dầu ép lạnh.
Các món gỏi, cuốn: Bữa ăn cuối tuần hay những buổi dã ngoại sẽ thêm thú vị, đa dạng và bất cứ thực phẩm nào cũng có thể thêm vào món gỏi cuốn tùy theo nhu cầu của người chế biến. Đặc biệt, dầu ép lạnh sẽ tạo nên nước sốt thơm ngon cho món ăn.
Ngoài ra còn rất nhiều cách kết hợp khác nhau để có thể tận dụng dinh dưỡng của dầu ép lạnh trong bữa ăn hàng ngày.
Sử dụng dầu ép lạnh cho thực đơn dành cho trẻ nhỏ
Dầu hạt óc chó chứa các chất béo không bão hòa như Omega-3, ngoài ra còn hỗ trợ cơ thể hấp thu các vitamin cần thiết cho cơ thể nên được nhiều mẹ lựa chọn bổ sung cho bé. Theo từng giai đoạn phát triển mà lượng dầu ăn bé cần mỗi ngày sẽ khác. Giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho từ 2-5ml dầu óc chó (1-2 muỗng cà phê), giúp cho trẻ làm quen dần với hương vị. Giai đoạn từ 1-2 tuổi, mỗi bữa ăn trẻ cần 7-10ml (2-3 muỗng cà phê) để đáp ứng được tốc độ phát triển nhanh chóng ở trẻ.
Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý về khẩu phần và dạng thức ăn chế biến để có thể điều chỉnh lượng dầu hợp lý. Để bảo toàn trọn vẹn chất dinh dưỡng có trong dầu, mẹ có thể trộn trực tiếp dầu hạt óc chó ép lạnh vào cháo nấu đã để nguội bớt hoặc trộn vào cơm cho bé.
Sản phẩm dầu óc chó ép lạnh Kunella được nhập khẩu và phân phối chính hãng bởi công ty TNHH thương mại Thành Bảo Minh, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và sự an tâm cho người sử dụng.
Tố Uyên
" alt="Dầu ép lạnh"/>Siêu máy tính dự đoán Juventus vs Inter Milan, 02h45 ngày 17/2
Tác phẩm được nhạc sĩ Dương Đức Thụy phối khí theo âm hưởng dân gian trữ tình, lấy tiếng đàn bầu mềm mại, tha thiết làm chủ đạo. Giọng baritone (nam trung) ấm áp, trữ tình quyến rũ của NSƯT Hoàng Tùng đã truyền tải hết ý nghĩa của tác phẩm.
“Mỗi lần hát ca khúc của Nguyễn Thành Trung về cha mẹ, tôi lại gửi cho phụ huynh nghe và họ đều rất thích. Bài hát lần này sẽ đặc biệt hơn, như lời động viên, gửi gắm tình cảm của tôi tới bố mẹ ở Quảng Ninh - nơi đang chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3”, NSƯT Hoàng Tùng bày tỏ.
Quán quân Sao Mai 2003 - NSƯT Hoàng Tùng - nổi tiếng với những ca khúc nhạc đỏ, hiện công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Sự đồng cảm của hai tâm hồn trạc tuổi nhau giữa anh và Nguyễn Thành Trung đã tạo nên mối gắn kết, đồng điệu trong cảm xúc. Trước đó, Hoàng Tùng từng thể hiện các ca khúc Cha để lại cho convà Tôi thương mẹ tôi của Nguyễn Thành Trung.
NSƯT Hoàng Tùng hát tôn vinh cha mẹ nhân dịp tết của tình thân
Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ(minh hoạ: Tạ Huy Long)là cuốn truyện tranh bán hư cấu kể lại câu chuyện cuộc đời nhiều thăng trầm của giáo sĩ Đắc Lộ - Alexandre de Rhodes, một vị linh mục, người của Tòa thánh Vatican, đã tới Việt Nam từ thế kỷ 17 và có công rất lớn trong việc in cuốn từ điển đầu tiên của tiếng Việt (Từ điển Việt-Bồ-La) vào năm 1651.
Tại toạ đàm, các diễn giả trao đổi câu chuyện xoay quanh hành trình sáng tạo và phát triển, phổ biến chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt, kể từ khi giáo sĩ Alexandre de Rhodes lần đầu đặt chân tới Việt Nam từ 400 năm trước (1624) và giá trị của các loại văn tự được ghi nhận trong sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam.
Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly hiện đang làm việc tại khoa Các khoa học liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, niềm vui và hạnh phúc đối với một nhà nghiên cứu là được chia sẻ những hiểu biết khiêm tốn của mình với độc giả.
"Tôi cũng đã trải qua một hành trình dài đi tìm tài liệu trong các văn khố ở Lisbon, Vatican, Roma, Madrid, Avila, Paris, Lyon, Hà Nội với mong muốn phác thảo lại một cách trọn vẹn nhất có thể về lịch sử ngữ pháp và chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt (1615-1919).
Chữ Quốc ngữ mà các bạn đang dùng không phải là sản phẩm sáng tạo duy nhất của các thừa sai người nước ngoài. Vào giữa thế kỷ 19, các vị linh mục người Pháp đã tìm ra con đường lên Kon Tum và cũng bắt tay vào học tiếng nói của người Jrai, Bahnar, Xê Đăng... Họ cũng tạo ra chữ viết hệ Latinh cho khoảng chục ngôn ngữ tại Tây Nguyên", TS. Phạm Thị Kiều Ly chia sẻ.
Theo bà Ly, ngày nay có nhiều hỗ trợ về ngôn ngữ, cách đây 400 năm, những nhà truyền giáo không có gì ngoài các ký tự. Hiện tại, chúng ta được thụ hưởng nhiều giá trị của tiền nhân nên phải biết để giữ gìn và tri ân.
"Thời kỳ đầu trong công cuộc sáng tạo chữ Quốc ngữ, các giáo sĩ đã học cùng người bản xứ, còn người Việt chỉnh cách phát âm cho các thừa sai. Sau này, các thừa sai dạy chữ viết hệ Latinh cho các thầy giảng người Việt và chính họ là những người gìn giữ, chỉnh lý chữ Quốc ngữ", bà Ly chia sẻ.
PGS.TS Trần Trọng Dương cho biết, việc xã hội sử dụng chữ Nôm đầu triều Lý là dấu mốc cho sự phát triển của dân tộc, ca dao hò vè thời Nho giáo, Phật giáo đều dùng chữ Nôm. Khi giáo sĩ phương Tây vào Việt Nam, họ cũng học chữ Nôm trước và có chữ Nôm Công giáo.
"Lịch sử đa dạng hơn chúng ta nghĩ. Di sản chữ Quốc ngữ Công giáo và chữ Nôm Công giáo rất phong phú. Sinh mệnh của văn tự gắn liền với thể chế chính trị. Chữ Quốc ngữ được chọn chính thức cũng vì sinh mệnh của đất nước. Công cụ quan trọng thời đó là bình dân học vụ. Sinh mệnh văn tự liên quan đến ý thức hệ, mục đích chính là chống lại phong kiến", PGS.TS Trần Trọng Dương nhận định.
Thông qua cuộc tọa đàm, NXB Kim Đồng mong muốn độc giả trẻ sẽ hiểu rõ hơn về tiếng Việt, truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt, thứ ngôn ngữ rất đẹp của dân tộc Việt Nam.
Những điều thú vị về hành trình ra đời chữ Quốc ngữ của Việt Nam
Tôi vội rời khỏi nhà, tay không rời chiếc điện thoại để cập nhật dòng sự kiện trên các mạng xã hội. Ngày càng có nhiều hình ảnh và video về thảm họa cùng lời kêu gọi hỗ trợ của các tổ chức. Thông tin về ảnh hưởng của động đất lan ra 9 thành phố lân cận khiến tôi tự hỏi liệu đây có phải là thảm họa động đất lớn nhất từ trước tới nay hay không.
Khoảng 11h sáng, tôi nhận được điện thoại từ Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ (ĐSQ) yêu cầu đưa lên trang cộng đồng tin tức về động đất để xem có ai bị ảnh hưởng hay không, từ đó thu thập thông tin về sự an toàn của mọi người, báo cáo ĐSQ hoặc cho số hotline để mọi người có thể trực tiếp liên lạc.
Ngay sau đó, tôi bắt đầu chạy thông tin trên trang Cộng đồng người Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đến 13h ngày 6/2, truyền thông tiếp tục đưa tin về cơn địa chấn thứ hai mạnh 7,5 độ Richter tại thành phố đông nam Kahramanmaras, với video quay cảnh một phóng viên đang làm phóng sự về công tác cứu hộ đã trực tiếp chứng kiến động đất xảy ra.
Đến tối cùng ngày, các dữ liệu tạm thời ghi nhận hơn 4.000 người thiệt mạng và gần 15.000 người bị thương. Tuy nhiên, căn cứ toàn cảnh về động đất ở 10 thành phố đông nam, giới chuyên gia đánh giá số thương vong sẽ còn tăng.
Sống ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2009, tôi từng trải qua nhiều cơn địa chấn. Trong 3 năm qua, tôi đã chứng kiến trận động đất mạnh 6,8 độ Richter ở thành phố Elazig khiến 44 người thiệt mạng hồi tháng 1/2020 và trận động đất mạnh 6,9 độ Richter xảy ra ngoài khơi biển Aegean, khiến 117 người thiệt mạng và nhiều tòa nhà bị san phẳng. Song, khi nhìn bán kính ảnh hưởng 500km của trận động đất mới, tôi hiểu thảm họa khủng khiếp như thế nào.
Đêm đó, tôi trằn trọc không ngủ được và nằm suy nghĩ cách giúp các nạn nhân động đất. Nghĩ đến việc Việt Nam hay tổ chức các chương trình hỗ trợ đồng bào lũ lụt miền Trung, tôi tính tại sao mình không làm một đợt ủng hộ cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ trong vùng thảm họa.
Ngay hôm sau, 7/2, tôi đăng thông tin lên trang cộng đồng để kêu gọi mọi người tham gia ủng hộ cho nạn nhân động đất. Lập tức, hơn 10 anh chị em gọi điện tới đề nghị tham gia và cùng tôi đi đến các xưởng để quyên góp đồ ủng hộ hoặc mua đồ dùng thiết yếu để ủng hộ. Đến cuối ngày, chúng tôi gom được 4 thùng quần áo với hơn 700 bộ, chủ yếu là quần áo mùa đông của trẻ con và một ít áo phông dài tay cho nam giới, rồi giao cho Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD).
Khi trao 4 thùng hàng, tôi nói với các nhân viên AFAD rằng: “Người Việt chúng tôi có truyền thống tương thân, tương ái. Hơn nữa, tôi coi Thổ Nhĩ Kỳ là quê hương thứ hai của mình vì vợ tôi cũng là người Thổ Nhĩ Kỳ”. Họ vô cùng cảm động, ôm tôi và muốn chụp ảnh cùng nhóm. Họ đồng thời cảm ơn tấm lòng của cộng đồng người Việt.
Sau khi anh Bùi Xuân Mai đăng ảnh chụp chúng tôi giao đồ ủng hộ cho AFAD lên trang cộng đồng, tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại hơn từ những người Việt đang ở châu Âu và cả ở Việt Nam bày tỏ mong muốn ủng hộ cho các nạn nhân. Đặc biệt, tôi nhận lời đề nghị trực tiếp từ 2 công ty của người Việt tại Istanbul muốn phối hợp quyên góp 50 thùng thực phẩm và nhu yếu phẩm sẵn có. Tôi thực sự rất cảm động và lên kế hoạch thực hiện ngay với 2 công ty này.
Trong lúc đi thu gom đồ ủng hộ, bầu không khí ảm đạm bao trùm cả nước, giữa thời tiết rét buốt mùa đông khiến tôi đôi lúc nghẹn ngào. Không ai có tâm trí làm việc hay bất cứ hoạt động gì khác, ngoài việc chăm chú theo dõi tin tức trên truyền hình, nín thở theo dõi các nỗ lực giải cứu những người bị mắc kẹt. Ngay cả khi lên tàu điện ngầm, tôi cũng cảm thấy sự im lặng đến ớn lạnh. Không ai trò chuyện với ai, khác xa ngày thường.
Ngay trong chiều 8/2, chúng tôi kết thúc công tác chuẩn bị cho 50 thùng thực phẩm và 4 thùng quần áo, rồi vận chuyển đến địa điểm nhận ủng hộ của chính quyền quận Bakırköy, thành phố Istanbul.
Tại đây, hàng trăm tình nguyện viên Thổ Nhĩ Kỳ thuộc các lứa tuổi đang tất bật tiếp nhận các thùng hàng quyên góp, sắp xếp và phân loại chúng. Trong lúc chúng tôi bốc dỡ đồ, rất nhiều ánh mắt của họ hướng về phía các thùng hàng dán các lá cờ Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ cạnh nhau. Nhiều người tới bắt tay chúng tôi. Một phụ nữ trung tuổi hỏi tôi xuất xứ của các thùng hàng. Tôi đáp: “Từ người dân Việt Nam, cô ơi”. Người phụ nữ tỏ ý cảm ơn và lấy điện thoại ra chụp ảnh.
Sau khi thực hiện xong đợt ủng hộ, chúng tôi quay trở về công việc. Nhưng vẫn còn rất nhiều người Việt từ trong nước liên hệ đến trang cộng đồng và trang web của ĐSQ hỏi về cách ủng hộ. Rất may, hiện Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Hà Nội đã ra thông báo cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ sống tại Việt Nam về cách thức ủng hộ và người Việt cũng có thể tham gia theo sự hướng dẫn của họ.
Đến ngày 10/2, theo công bố của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, đã có 19.388 nạn nhân động đất thiệt mạng và 77.711 người bị thương. Có thể vẫn còn nhiều người bị vùi lấp trong đống đổ nát của những tòa nhà đổ sập, chờ được giải cứu. Tôi đặc biệt chú ý đến câu chuyện về các cuộc giải cứu thần kỳ, như việc tìm thấy một em bé 10 ngày tuổi còn sống sót sau hơn 90 giờ bị mắc kẹt.
Hôm nay, trên đường lái xe về nhà, tôi nghe đài phát thanh thông báo ở nơi xảy ra động đất "bắt đầu xuất hiện mùi khó chịu, vì thế công tác cứu hộ cần được đẩy nhanh hơn nữa”. Tim tôi chợt thắt lại vì hiểu “mùi khó chịu” đó là gì. Cầu chúc cho Thổ Nhĩ Kỳ và tất cả người dân vượt qua thảm họa này càng sớm càng tốt.
Dương Nam Phương
Istanbul ngày 10/2/2023
Lời khẩn cầu của 1 người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ khi có 'mùi khó chịu' nơi động đất